Cây chè Thái Nguyên là một trong những loại cây công nghiệp mang lại nguồn kinh tế cao và là niềm tự hào của người dân nước Việt. Nếu bạn muốn tìm hiểu về loại cây này thì những giới thiệu về cây chè Thái Nguyên dưới đây thực sự cần thiết với bạn. Cùng tham khảo nhé!
1. Cây chè Thái Nguyên là gì?
Cây chè Thái Nguyên hay cây trà Thái Nguyên là loại cây công nghiệp được trồng tại tỉnh Thái Nguyên. Người ta thường sử dụng lá và chồi (búp non) để sản xuất thành chè khô hoặc chè xanh tươi để uống.
Cây chè Thái Nguyên hay cây trà Thái Nguyên là loại cây công nghiệp được trồng tại tỉnh Thái Nguyên.
Cây chè được biết đến không chỉ là thức uống giải khát hàng ngày mà nó còn là thức uống mang lại nhiều sức khỏe và giá trị tinh thần.
2. Lịch sử cây chè thái nguyên
Không ai nhớ rõ lịch sử trà Thái Nguyên như thế nào, nó có từ bao giờ, cũng chẳng ai nhớ từ khi nào chè Thái Nguyên đã phủ xanh từng mảnh đất trống trên địa bàn tỉnh, chỉ biết rằng các cây chè cao niên hiện nay vẫn nằm trên các vùng trà lâu đời và danh tiếng như: Tân Cương, Trại Cài, Minh Lập, La Bằng, Khe Cốc, Tức Tranh và trở thành hình ảnh đặc trưng và là nguồn sống của cái vùng nửa đồi nửa núi này.
Tuy vậy người ta cũng nhớ được rằng, cây trà đầu tiên của Thái Nguyên có nguồn gốc từ Phú Thọ, được một người dân của xã Tân Cương tên là Đội Năm – người sau này được tôn là ông tổ của làng trà Tân Cương mang về trồng. Cây trà đã được lấy giống từ Phú Thọ để rồi giờ đây Thái Nguyên chứ không phải Phú Thọ được mệnh danh là xứ sở Đệ nhất danh trà của cả nước. Hiện nay cây chè tổ nhiều tuổi nhất đã gần 90 tuổi và được trồng ở vùng trà Tân Cương.
3. Thế mạnh của cây chè Thái Nguyên tại vùng đất tỉnh Thái Nguyên
Cây chè Thái Nguyên khi bén rể trên mảnh đất Thái Nguyên trong điều kiện thiên nhiên, khí hậu thuận lợi nên phát triển tươi tốt vượt trội. Cây chè được nuôi dưỡng trên nền đất feralit màu vàng, chứa nhiều lớp phù sa cổ và được tắm mát bởi dòng sông Công và hồ Núi Cốc nên chất chè Thái Nguyên nơi đây không thể chê vào đâu được.
Lịch sử trà Thái Nguyên gắn liền với lịch sử phát triển của cây trà Việt Nam. Trước những năm 1882 người Việt Nam trồng trà dưới hai hình thức: trồng trà vườn hộ gia đình và trồng trà rừng.
Từ năm 1882 tới năm 1945 bắt đầu xuất hiện những đồn trà lớn tư bản Pháp với những công nghệ và thiết bị hiện đại, lúc này người dân Thái Nguyên bắt đầu sản xuất trà tại hộ gia đình và doanh điền.
Năm 2002 tổng diện tích cây trà xanh của nước ta là 108.000 ha trong đó có 87.000 ha trà kinh doanh, tổng lượng trà sản xuất 98.000 ngàn tấn trong đó xuất khẩu 72.000 ngàn tấn đạt 82 triệu USD, riêng với tỉnh Thái Nguyên hiện nay diện tích trà lên tới 17.500ha, sản lượng trà năm 2009 đạt trên 140 ngàn tấn, gần 40 nhà máy, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào sản xuất trà, góp phần đưa cây trà trở thành cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất trà
Từ cách đây cả hàng trăm năm người dân Thái Nguyên vẫn chỉ trồng giống bản địa là trà Trung Du để sản xuất trà xanh và trà đen. Khoảng hơn chục năm trở lại đây người dân Thái Nguyên đã mạnh dạn đưa một số giống trà như Bát Vân Tiên, TRI 777, LDP1…vào trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và là kế sinh nhai nuôi sống con người Thái Nguyên.
4. Các giống chè ở Thái Nguyên
Đi sâu vào tìm hiểu về các giống cây chè được trồng trên đất Thái Nguyên mới thấy được sự khác nhau về giống và chất đất mỗi vùng sẽ đem lại một chất vị riêng, đa dạng về chủng loại. Tại Thái Nguyên, các giống cây chè Thái Nguyên thường được sử dụng phổ biến như: Chè Bạch Hạc (chè hạt), chè Bát Tiên, chè lai LDP1, LDP2, TRI 777, chè Tô Hiệu, Hoa Nhật Kim, Hùng Đình Bạch, Phúc Thọ Mười, Keo Am Tích, Phúc Văn Tiên,… Trong đó:
4.1. Chè Bạch Hạc (Bạch Hạt Trà)
Giống cây chè được trồng phổ biến nhất tại Thái Nguyên được trồng bằng hạt, có sức chống chội cao với thời tiết và có khả năng sinh trưởng mạnh, tuổi thọ cao lâu. Cây chè cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hiện tại Thái Nguyên dần thay thế các giống chè mới nên diện tích chè Bạch Hạc đang ít đi theo thời gian.
4.2. Chè TRI 777
Được coi là giống cây chè thái nguyên được trồng đầu tiên, chè có màu nước xanh, bền nước nên được khá nhiều người ưa chuộng. Giống chè TRI 777 khi đạt đến độ 8 tuổi có thể cho ra ra sản lượng 8-10 tấn búp/ha.
Giống chè TRI 777
4.3. Chè Kim Tuyên
Thuộc giống chè được nhập từ Đài Loan, lai tạo từ cặp lai giữa mẹ là giống Olong của địa phương và bố là giống Raibudi của Ấn Độ. Giống chè Kim Tuyên rất hợp với đất đai, khí hậu Thái nguyên nên cho ra búp chè có chất lượng cao và biến sản phẩm chè thành chè Thái Nguyên thượng hạng.
Giống chè Kim Tuyên
4.4. Chè LD1
Giống LDP1 được chọn lọc từ những hạt hữu tính năm 1981 tại Phú Hộ. Được chiếc từ cây lai có mẹ là Đại Bạch Trà – một giống chè Trung Quốc có chất lượng tốt, bố là PH1 – loại giống có năng suất cao. Giống chè LDP1 có khả năng chịu hạn hán và sâu bệnh tốt.
Giống chè LDP1
4.5. Chè LDP2
Giống chè LDP2 có khả năng chống chịu sâu bệnh và sự thay đổi của thời tiết tốt nên cây chè sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao và khả năng thích ứng rộng.
5. Tác dụng của chè Thái Nguyên
Thành phần hóa học trong cây chè thái nguyên:
– Nhóm chất đường: glucoza, fructoza,.. tạo giá trị dinh dưỡng và mùi thơm khi chế biến ở nhiệt độ cao.
– Nhóm tinh dầu: metyl salixylat, citronellol,..tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại chè, chịu ảnh hưởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.
– Nhóm sắc tố: chất diệp lục, caroten, xanthophin, làm cho nước chè có thể từ màu xanh nhạt đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.
– Nhóm axít hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt thực phẩm và có chất tạo ra vị.
– Nhóm chất vô cơ: kali, phốtpho, lưu huỳnh, flo,magiê, canxi,..
– Nhóm vitamin: C, B1, B2, PP,…: hầu hết tan trong nước, do đó người ta nói nước chè có giá trị như thuốc bổ.
– Nhóm glucozit: góp phần tạo ra hương chè và có thể làm cho nước chè có vị đắng, chát và màu hồng đỏ.
– Nhóm chất chát (tanin): chiếm 15%-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó trở thành vị chát…
– Nhóm chất nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi nhanh (chất này rất quan trọng trong việc chế biến trà rời thành trà bánh).
– Nhóm chất keo (petin): giúp bảo quản trà được lâu vì có tính năng khó hút ẩm.
– Nhóm ancal: cafein, theobromin, theophylin, adenin, guanin,..
– Nhóm protein và axit amin: tạo giá trị dinh dưỡng và hương thơm cho chè.
– Nhóm enzim: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến đổi của cơ thể sống.
Tác dụng của cây chè thái nguyên:
Cây chè Thái Nguyên cũng là một trong những loại cây chè xanh, đều có những đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học tương tự nhau. Chính vì thế, chè thái nguyên cũng sở hữu những tác dụng tốt cho sức khỏe như:
1. Phòng ngừa bệnh ung thư
2. Diệt khuẩn, chống chất phóng xạ
3. Giúp cơ thể và tinh thần tỉnh táo, giảm stress
4. Hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết
5. Hỗ trợ cơ quan hô hấp
6. Phòng ngừa các bệnh tim mạch
7. Phòng bệnh đau răng.
8. Hạ cholesterol và chất béo trong máu.
9. Bảo vệ thần kinh trong bệnh Pakinson…
6. Quy trình trồng và chăm sóc cây chè Thái Nguyên
6.1. Chọn giống
– Tùy vào địa hình và chất đất để chọn các loại giống thích hợp, ưu tiên chọn những loại giống có khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt, giống cây chè cho ra chất lượng cao phù hợp với nhu cầu sản xuất và có khả năng sinh trưởng mạnh.
– Giống chè phải được nhân vô tính theo biện pháp giâm cành chè trong túi bầu đất.
– Nên trồng trọt theo công nghệ tiên tiến, thâm canh cao theo xu hướng tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.
Nên ưu tiên chọn những loại giống có khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt
6.2. Làm đất – Bón phân lót – Thời vụ & mật độ trồng
– Chọn đất trồng: Đất trồng chè phải có tầng canh tác trên 80cm, kết cấu tơi xốp; có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm; độ dốc bình quân dưới 25 độ; pH 4- 6.
– Làm đất và đào hố trồng: Đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 – 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.
– Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 – 30 tấn/ha và 100 – 150 kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng.
– Thời vụ và mật độ:
- Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1-2 và tháng 7-8; phía Nam tháng 2-3 và tháng 5-7.
- Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc tháng 1-3 và tháng 8-9; phía Nam tháng 2-4 và tháng 6-7 khi đất đủ ẩm.
- Mật độ trồng chè: Nơi dốc < 15 độ : Hàng cách hàng 1,4 – 1,5m, cây cách cây 0,4 – 0,5m. Nơi dốc > 15 độ : Hàng cách hàng 1,2 – 1,3m, cây cách cây 0,3 – 0,4m.
Kỹ thuật trồng cây chè Thái Nguyên
6.3. Kỹ thuật trồng cây chè Thái Nguyên
Loại bỏ túi PE và giữ nguyên bầu đất. Đặt bầu chè vào hố quay theo hướng thuận lợi, lắp đất rồi nén đất xung quanh bầu. Sau đó, lấp phủ lớp đất tơi xốp kín trên lên mặt bầu 1 – 2 cm. Trồng xong tủ cỏ, rác 2 bên hàng chè hay hốc trồng dày 8 – 10 cm, rộng 20 – 30 cm mỗi bên.
Kỹ thuật trồng cây trà Thái Nguyên
Đối với chè hạt: nên ngâm hạt trong nước khoảng 12 tiếng trước khi gieo; có thể gieo ngay hoặc ủ trong cát cho nứt rồi đem gieo; những rạch chè sâu 10cm được bón lót và lấp đất: gieo 4-6 hạt/hốc, lấp đất sâu 3-4cm; sau đó tỉa những cây xấu, còn 2-3 cây/cụm, tủ cỏ rác để giữ ẩm.
6.4. Chăm sóc cây chè
– Tưới nước theo định kỳ để cung cấp đủ nước cho cây nhất là vào mùa khô và khi trái đang lớn và sắp chín.
– Phòng trừ cỏ dại: Phủ lên gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại mọc; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
– Phòng trừ sâu bệnh cho cây chè bằng biện pháp canh tác (diệt cỏ, diệt mầm bệnh, côn trùng) và biện pháp sinh học (trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè).
Chăm sóc cây chè
Nhìn vào bề dày lịch sử trà Thái Nguyên và những thuyết minh về cây chè Thái Nguyên có thể dễ dàng nhận thấy cây trà Thái Nguyên có lịch sử phát triển khá lâu đời. Cùng với những thăng trầm của lịch sử và thời gian cây trà Thái Nguyên vẫn giữ cho mình được chỗ đứng vững chắc và xứng đáng là nơi hội tụ tinh hoa của trà Việt